Dù anh chị là trader hay nhà đầu tư trên thị trường nào, hãy nhớ thực bài kiểm tra 5 bước này trước khi giao dịch để đảm bảo rằng anh chị sẽ chỉ thực hiện các giao dịch phù hợp với kế hoạch giao dịch của mình, để mang lại lợi nhuận tốt nhất và kiểm soát được rủi ro.
Bước 1: Kiểm tra Điều kiện giao dịch
Điều kiện giao dịch là điều kiện cơ bản cần đáp ứng để xem xét thực hiện giao dịch. Điều kiện giao dịch có thể coi là lý do để anh chị thực hiện giao dịch.
Ví dụ:
- Nếu anh chị là một trader giao dịch theo xu hướng, thì khi một xu hướng rõ ràng xuất hiện có thể coi là một điều kiện giao dịch.
- Nếu anh chị là một trader giao dịch bắt đáy- đón đỉnh, tín hiệu quá mua hoặc quá bán có thể xem là một điều kiện giao dịch.
Khi xây dựng chiến lược giao dịch, hãy xác định rõ ràng điều kiện giao dịch của anh chị là gì. Nó có thể là một hoặc hai hoặc ba điều kiện tùy thuộc vào chiến lược của anh chị. Và đây là lúc anh chị phải kiểm tra xem giai đoạn thị trường hiện tại có đáp ứng được tất cả các điều kiện giao dịch đó hay không.
Nếu bước này được thông qua, tiếp tục bước tiếp theo.
Bước 2: Tìm điểm Vào lệnh
Khi điều kiện giao dịch đã xuất hiện, anh chị vẫn cần tìm một sự kiện chính xác cho biết đây là thời điểm tốt để giao dịch. Dưới đây là một ví dụ về các điểm vào giao dịch:
- Nếu sử dụng Hỗ trợ & Kháng cự làm điều kiện giao dịch, điểm Vào lệnh cho giao dịch Mua có thể là khi nó phá vỡ một ngưỡng Kháng cự. Hoặc một số trader cẩn thận hơn sẽ chọn điểm Vào lệnh là khi giá quay lại test ngưỡng kháng cự vừa bị phá vỡ (Bây giờ trở thành ngưỡng hỗ trợ).
- Nếu là một nhà giao dịch thích bắt đáy- đón đỉnh đang sử dụng chỉ báo Bollinger+++, anh chị sẽ thấy rằng chỉ báo cũng đã xác định một điểm Vào lệnh an toàn cho các tín hiệu Mua – Bán. Các tín hiệu Mua – Bán không xuất hiện khi giai đoạn Quá mua – Quá bán đang diễn ra. Chúng xuất hiện khi khoảng thời gian đó kết thúc và giá bắt đầu trở lại giá trung bình.
Nếu bước này được thông qua, tiếp tục bước tiếp theo.
Bước 3: Xác định điểm Cắt lỗ
Anh chị luôn phải chấp nhận rủi ro nhưng bạn cũng luôn phải quản lý rủi ro trong tất cả các giao dịch. Anh chị sẽ thấy rằng tôi thường đề cập tới rủi ro trước khí nói về lợi nhuận.
Có nhiều cách để xác định điểm Cắt lỗ. Nhiều traders sử dụng mức giá thấp nhất gần đây làm điểm Cắt lỗ cho giao dịch Mua và mức giá cao nhất gần đây cho giao dịch Bán. Nhiều nhà giao dịch khác (bao gồm cả tôi) thì chọn một cách khác để tính điểm Cắt lỗ là dựa trên độ biến động (ATR).
Khi anh chị đã có điểm Cắt lỗ, hãy đảm bảo rằng anh chị có thể chấp nhận khoản lỗ này nếu giao dịch của rơi vào trường hợp phải Cắt lỗ. Nếu không, hãy cân nhắc giảm khối lượng giao dịch hoặc đơn giản là không thực hiện giao dịch này.
Điểm Cắt lỗ không dễ xác định, càng không dễ để đặt một lệnh Cắt lỗ. Tuy nhiên, nó rất rất rất quan trọng. Tất cả các giao dịch của anh chị PHẢI CÓ một lệnh Cắt lỗ.
Nếu bước này được thông qua, tiếp tục bước tiếp theo.
Bước 4: Tính toán điểm Chốt lời
Bây giờ, chúng ta đã có lý do để giao dịch, điểm an toàn để Vào lệnh và điểm Cắt lỗ có thể chấp nhận được, đã đến lúc nghĩ về lợi nhuận.
Mục tiêu lợi nhuận dựa phải trên căn cứ có thể đo lường được và không được chọn một cách ngẫu nhiên hay phi thực tế. Thông thường, điểm Chốt lời phụ thuộc vào điều kiện giao dịch và mức độ chấp nhận rủi ro của từng trader.
Ví dụ: Anh chị chọn điều kiện thiết lập giao dịch là khi một mẫu biểu đồ giá xuất hiện, (các) điểm Chốt lời trong trường hợp này sẽ dựa trên loại và kích thước của mẫu biểu đồ giá đó. Anh chị có thể sử dụng một điểm Chốt lời để sớm đóng giao dịch khi giá đạt đến mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, anh chị cũng có thể chấp nhận rủi ro nhiều hơn và sử dụng hai điểm Chốt lời, đóng 50% khối lượng giao dịch trong mỗi điểm để kiếm thêm lợi nhuận (vì điểm thứ hai sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn).
Nếu bước này được thông qua, tiếp tục bước tiếp theo.
Bước 5: Đo lường tỉ suất Lợi nhuận/Rủi ro
Khi đã có tất cả các điểm Vào lệnh, điểm Cắt lỗ và điểm Chốt lời, anh chị có thể dễ dàng tính toán tỷ suất Lợi nhuận/Rủi ro.
Ví dụ: Anh chị muốn tham gia giao dịch Mua. Điểm Vào lệnh là $100; Điểm Cắt lỗ là $90; Điểm Chốt lời là $118. Như vậy, tỷ suất Lợi nhuận/Rủi ro sẽ là: ($118 – $100)/($100 – 90) = 1,8
Nếu lợi nhuận tiềm năng tương đương hoặc thấp hơn rủi ro, hãy đừng giao dịch. Đây là trading, không phải cờ bạc. Tôi khuyên anh chị không bao giờ giao dịch nếu tỷ lệ này dưới 1,5
Lưu ý: Anh chị có thể bỏ qua phí giao dịch nếu nó quá nhỏ. Tuy nhiên, nếu anh chị giao dịch thường xuyên và với đòn bẩy lớn, hãy nhớ rằng khoản phí đó là một số tiền đáng kể.
Nếu bước này được thông qua, hãy bắt đầu giao dịch của bạn.
Tổng kết
Hãy luôn thực hiện bài kiểm tra 5 bước này! Chỉ giao dịch nếu bài kiểm tra được hoàn thành và vượt qua tất cả các bước. Bất cứ khi nào một bước không được thông qua, đừng giao dịch! Sẽ luôn có một cơ hội giao dịch khác tốt hơn nhiều.
Lúc đầu, quá trình này sẽ mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, khi anh chị đã quen, chỉ cần vài giây để xem liệu giao dịch có vượt qua bài kiểm tra và có nên giao dịch hay không.
Đây là một quy trình đơn giản giúp anh chị có thể biết liệu đó có phải là một cơ hội giao dịch tốt hay không và anh chị nên giao dịch hay không. Tôi thực sự ngạc nhiên khi nhiều traders hoàn toàn không biết về những điều như thế này. Nên tôi muốn chia sẻ bài viết này đến các anh chị.
Cũng xin đừng quên rằng Safe Trading bán một số chỉ báo mà anh chị có thể sử dụng để tìm các điều kiện giao dịch hoặc thậm chí giúp anh chị tính toán tất cả các điểm giao dịch anh chị cần như ở trên.
Chúc anh chị Giao dịch An toàn & Hạnh phúc!!!